Kis türelmet...
Để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp thường phải lựa chọn hai hình thức phổ biến nhất hiện nay chính là PR và quảng cáo. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy PR là gì? Phân biệt PR và quảng cáo trong marketing. Cùng FPT Skillking theo dõi và tìm ra câu trả lời chính xác nhất ngay dưới đây nhé!
Khái niệm PR là gì?
PR được viết tắt của từ Public Relation có nghĩa là quan hệ công chúng là tổng hợp những giải pháp đem lại thông tin tốt nhất về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Hình thức này thường được biểu thị thông qua báo chí, các phương tiện đại chúng, từ đó nâng cao sự uy tín về thương hiệu cũng như sản phẩm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn sử dụng PR để xây dựng nên các mối quan hệ với khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông và cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động.
Khái niệm quảng cáo là gì?
Quảng cáo hay còn được biết đến là Advertising là hình thức truyền thông không trực tiếp. Cách thức này được thực hiện thông qua những phương tiện truyền thông nhưng phải chi trả một khoản tiền lớn. Đồng thời cần phải xác định rõ nguồn gốc kinh phí để đưa thông tin về sản phẩm/dịch vụ nhằm tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Điểm khác nhau giữa PR và quảng cáo là gì?
nghề PR và quảng cáo là hai hình thức hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể:
Các hoạt động chính
Với các hoạt động thì PR marketing gồm: thông cáo báo chí, tổ chức talkshow và sự kiện, quan hệ truyền thông, tài trợ và hợp tác tại các dự án, sự kiện diễn ra...
Còn với quảng cáo thì bao gồm các hoạt động như: quảng cáo trên radio, truyền hình, Email marketing, làm biển hiệu quảng cáo, tạo banner, hay quảng cáo trên social media.
Thông tin
Quảng cáo được xem là thông tin chính xác nhất mà các doanh nghiệp đề cập đến nên thường mang tính thương mại. Còn với PR là thông tin của bên thứ ba tức là giới truyền thông nói về doanh nghiệp. Do đó, PR mang tính gián tiếp và phi thương mại.
Đối tượng tiếp cận
Đối tượng mà PR tiếp cận thường là các cơ quan báo chí, chính phủ, nhà đầu tư, cổ đông nhà phân phối và các bên liên quan khác. Còn đối tượng mà quảng cáo nhắm đến chính là những khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Khả năng sáng tạo
Do tính chất của quảng cáo thường phải chi trả nhiều tiền nên quảng cáo khi họ làm ra hoàn toàn có thể phát minh sáng tạo nội dung hay hình ảnh theo ý họ muốn.
Với PR marketing thì những tờ báo không được quyền đưa ra những nội dung bạn gửi lên trang báo bởi họ cho rằng điều đó không tương thích và phù hợp.
Chi phí
Với hình thức quảng cáo, bạn sẽ phải chi trả một khoản chi phí nhất định. Tùy theo mỗi loại quảng cáo khác nhau theo hình thức đẳng tải hoặc phát sóng mà chi phí sxe khác nhau.
Riêng với PR thì bạn chỉ cần chủ động xuất hiện trên các trang báo một cách miễn phí. Các bài PR thường xuất hiện dạng bài viết hoặc tin tức về doanh nghiệp, sản Phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn chung thì chi phí quảng cáo sẽ cao hơn rất nhiều so với PR.
Độ tin cậy
PR được đánh giá có độ tin cậy cao hơn là quảng cáo bởi hiện có rất nhiều doanh nghiệp thường quảng cáo không đúng sự thật. Đôi khi sản phẩm mà họ quảng cáo thường không được hiệu quả như quảng cáo nên khiến khách hàng mất lòng tin khi mua hàng. Còn PR thì được kiểm chứng thông tin chính xác nên độ uy tín cao hơn.
Kiểm soát
Hình thức quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo được tính thống nhất khi đưa tin trên các phương tiện đưa tin khác nhau. Ngược lại, PR lại không kiểm soát được, đồng thời thiếu sự nhất quán do nhiều người tiếp cận thông tin theo các góc độ khác nhau.
Lời kết
Trên đây là thông tin giải đáp PR là gì trong Marketing? Phân biệt PR và quảng cáo trong marketing. Mong rằng, qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt hai hình thức này. Mọi chi tiết, liên hệ ngay đến FPT Skillking để được tư vấn cụ thể.
E-mail: ugyfelszolgalat@network.hu
Kommentáld!