Kis türelmet...
Bạn đang cần tìm hiểu về SWOT là gì, cùng cách cách đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp bằng phương pháp này. Hãy cùng xem ngay bài viết để có thêm thông tin.
SWOT là gì?
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp chính là tiến hành phân tích SWOT. Vậy SWOT là gì? SWOT là viết tắt của Strengths - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu , Opportunities - Cơ hội and Threats - thách thức.
Phân tích SWOT là một công cụ đánh giá chung. Nó có thể được sử dụng trong một loạt các lĩnh vực khác nhau. Một số người sử dụng việc phân tích SWOT để hỗ trợ cho việc tăng trưởng cá nhân. Và thông thường, mô hình SWOT rất được hay sử dụng trong kinh doanh. Ở đó, nó có thể giúp các nhà quản lý, các CEO đưa ra được những quyết định sáng suốt, hiệu quả để cải thiện tình hình.
SWOT - mô hình quan trọng trong nghiên cứu kinh doanh
Cách đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp bằng Swot
Khi đã tìm hiểu được SWOT là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp bằng SWOT. Để biết công ty của bạn cần phải làm gì, trước tiên bạn phải hiểu mình đang ở đâu.
Bước đầu tiên để hiểu, đó là đánh giá điểm mạnh doanh nghiệp của bạn. Hãy đặt ra những câu hỏi liên quan đến điểm mạnh như: Những điều đã giúp bạn đạt được những thành công lớn nhất của mình cho đến nay là gì? Điều gì khiến bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh theo cách tích cực?
Tham khảo thêm chi tiết tại đây: ma trận SWOT là gì
Đôi khi nó có thể sẽ khá khó khăn để xác định khách quan những điểm mạnh về doanh nghiệp của bạn là gì. Sau đây là một số ví dụ phổ biến để cung cấp cho bạn ý tưởng nên bắt đầu từ đâu:
Dòng tiền tích cực và ngày càng tăng
Các dịch vụ khách hàng vượt trội
Lực lượng lao động có kỹ năng, cống hiên hết mình và làm việc hiệu quả
Hiệu quả trong việc tiếp thị và quảng bá thương hiệu
Mối quan hệ bền chặt và lâu dài với khách hàng
Càng nhiều điểm mạnh thì bạn càng có thể xác định chiến lược kinh doanh tốt hơn
Càng nhiều điểm mạnh thì bạn càng có thể xác định chiến lược tốt hơn. Không chỉ bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp của bạn hiện đang phát triển tốt mà còn . cung cấp cho bạn nhiều dữ liệu hơn để sử dụng trong phân tích SWOT. Khi bạn đã lập một danh sách các điểm mạnh chính của công ty, đã đến lúc chuyển sang đánh giá các điểm yếu.
Một số người quản lý và CEO cho rằng việc xác định và đánh giá điểm yếu là dễ dàng, tuy nhiên, cũng có những người khác cho thấy họ khó xác định điểm yếu hơn là thế mạnh của công ty. Bất cứ vấn đề nào mà bạn gặp phải, đó cũng sẽ là một phần quan trọng của phân tích. Bạn cần phải toàn diện và trung thực khi đánh giá điểm yếu. Một số ví dụ về điểm yếu bạn có thể đánh giá bao gồm:
Lợi nhuận thấp hoặc giảm
Nguồn nhân lực giới hạn
Một số lượng cao các bình luận hoặc đánh giá khách hàng tiêu cực, đề xuất dịch vụ khách hàng kém
Thiếu chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể
Nhận dạng thương hiệu thấp hoặc hoạt động tiếp thị không hiệu quả
Không linh hoạt trong các hoạt động thường ngày hoặc quy trình kinh doanh
Đánh giá những điểm yếu của doanh nghiệp bằng SWOT là phương án hiệu quả
Đó là những cách để đánh để giá điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp bằng phân tích SWOT.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu SWOT là gì? Cũng như cách đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp bằng SWOT. Nếu bạn cũng đang muốn quan tâm đến các thông tin khác, hãy đọc các bài viết trên website của FPT Skillking để có thêm nguồn kiến thức bổ ích nhé.
E-mail: ugyfelszolgalat@network.hu
Kommentáld!